Home / Hiệu Chuẩn / Hiệu Chuẩn Độ Dài – Dimensional Calibration

Hiệu Chuẩn Độ Dài – Dimensional Calibration

1. Máy đo 3 chiều – Coordinate measuring machine

Máy CMM là máy đo tọa độ 3 chiều. Đây là loại máy với chức năng đo tọa độ ba chiều X, Y, Z  với độ chính xác cao. Giúp cho việc đo lường kích thước của sản phẩm dễ dàng hơn. Cho kết quả có độ chính xác đến hàng micro met. Dùng để kiếm tra các sản phẩm, chi tiết cơ khí…

Để hiệu chuẩn máy đo 3 chiều – Coordinate measuring machine

2. Máy đo độ tròn – Roundness Tester

Máy đo độ tròn dùng để kiểm tra các chi tiết có dạng hình tròn thông qua sự quan sát lượng biến thiên của đường kính bằng phương pháp so sánh đo 2 tiếp điểm, phương pháp đo 3 tiếp điểm. Từ đó sẽ đưa các thông số trên màn hình, chúng ta có thể tinh chỉnh sản phẩm của mình để đảm bảo sai số cho sản phẩm. Hiệu chuẩn máy đo độ tròn bằng phương pháp so sánh, dùng mẫu chuẩn để kiểm tra sai số của thiết bị.

Để hiệu chuẩn máy đo độ tròn – Roundness Tester

3. Máy đo độ nhám – Roughness Tester

Độ nhẵn bóng bề mặt (nhám): được đánh giá qua 2 chỉ tiêu: Sai lệch trung bình Ra và chiều cao nhấp nhô Rz+. Sai lệch trung bình số học của profile Ra, được đo bằng µm. Là trung bình số học các giá trị tuyệt đối của profile (hi) trong khoảng chiều dài chuẩn (L). Máy đo độ nhám sẽ kiểm tra và đưa ra các thông số Ra, Rz… Hiệu chuẩn máy đo độ nhám bằng phương pháp so sánh, dùng mẫu chuẩn để kiểm tra sai số của thiết bị.

Để hiệu chuẩn máy đo độ nhám – Roughness Tester

4. Căn mẫu chuẩn – Gauge Block

Căn mẫu song phẳng là một loại mẫu kích thước độ dài được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp và các ngành kỹ thuật.

Căn mẫu song phẳng được dẫn xuất trực tiếp từ nguồn bước sóng chuẩn thông qua máy so giao thoa.

Căn mẫu chuẩn là chuẩn dùng để kiểm tra lại các thước cặp, panme, đồng hồ so… Căn mẫu có các cấp khác nhau: Cấp K hay cấp 00, cấp 1, cấp 2.

Để hiệu chuẩn căn mẫu song phẳng – Gauge Block

5. Máy đo quang học – Vison Measuring Machine

Kính hiển vi là công cụ đo kích thước bằng phương pháp quang học (đo không tiếp xúc).

Dùng để đo các chi tiết cực nhỏ hoặc nơi mà thiết bị đo như CMM hay các thiết bị khác không có khả năng đo được hoặc khả năng chính xác không cao. Máy đo được cả 3 trục X,Y,Z.

Để hiệu chuẩn máy đo quang học – Vison Measuring Machine

6. Panme – Micrometer

Thước vặn là dụng cụ đo khoảng dịch chuyển của trục đo di động khi trục đo này di chuyển được nhờ chuyển động xoay của trục vít me, chuyển đổi chuyển động tròn của tang quay (thimble) thành chuyển động tịnh tiến của trục đo di động (spindle).

Panme có độ chính xác tốt hơn thước cặp nhưng khoảng đo lại nhỏ hơn thước cặp.

Để hiệu chuẩn panme – Micrometer

7. Thước cặp – Caliper

Dụng cụ đo dạng thước cặp gồm 2 phần cơ bản: thân thước mang thước chính gắn với đầu đo cố định và đầu đo động mang thước phụ gọi là du xích.

Khoảng cách giữa 2 đầu đo là kích thước đo được đọc trên phần nguyên thước chính và phần lẻ trên thước phụ. Thước cặp có độ chính xác không cao bằng panme nhưng có khoảng đo lớn hơn panme.

Để hiệu chuẩn thước cặp – Caliper

8. Thước cuộn, thước sắt – Tape Measure, Steel Ruler

Thước cuộn và thước thép là 2 thiết bị đo thông dụng không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực. Dễ sử dụng cho mọi đối tượng, phạm đi đo lớn. Nhược điểm của thước cuộn và thước thép là độ chính xác không cao.

Để hiệu chuẩn thước cuộn, thước sắt – Tape Measure, Steel Ruler

9. Đồng hồ so – Dial Indicator

Đồng hồ so được ứng dụng nhiều trong ngành cơ khí, dùng để đo độ đảo, độ tròn, độ phẳng, đo đường kính lỗ…  Có độ chính xác cao, dễ dàng sử dụng.

Để hiệu chuẩn đồng hồ so – Dial Indicator

10. Thước đo độ dày – Thickness Gauge

Đồng hồ đo độ dày cũng tương tự như đồng hồ so. Được ứng dụng nhiều trong ngành cơ khí, ngày may, da giày…Dùng để đo chiều dày của vật liệu. Thiết bị có độ chính xác cao, dễ dàng sử dụng.

Để hiệu chuẩn thước đo độ dày – Thickness Gauge

11. Thước đo độ cao – Height Gauge

Thước đo cao dùng để xác định kích thước chiều cao của vật hoặc để so sánh chiều cao của các vật với nhau. Được ứng dụng nhiều trong ngành cơ khí

Để hiệu chuẩn thước đo độ cao – Height Gauge

12. Thước đo góc – Angle Gauge

Thước đo góc dùng để căn chỉnh góc cho rất nhiều ứng dụng kể cả chiều dọc hay chiều ngang. Thay vì phải dùng thủ công như giọt nước thì loại điện tử giúp chúng ta xử lý các vấn đề nhanh hơn.

Để hiệu chuẩn thước đo gốc – Angle Gauge

13. Thanh Pin chuẩn – Pin gauge

Sau khi gia công các chi tiết lỗ bước tiếp theo là dùng pin chuẩn cho vào lỗ kiểm tra xem có bị bó cứng lỗ hay bị lọt qua không . Hoặc pin chuẩn cũng được dùng để so sánh với các pin đã gia công.

Để hiệu chuẩn Thanh Pin chuẩn – Pin gauge

 

14. Bàn đá – Granite Surface Plate

Bàn đá là mặt phẳng chuẩn, là nơi để thao tác đo các thiết bị tốt hơn. Ít tạo ra sai số cho các phương tiện khác. Bàn đá được gia công và mài phẳng có độ chính xác cao. Cấp chính xác của bàn đá có nhiều loại: cấp 0, cấp 1, cấp 2.

Để hiệu chuẩn bàn đá – Granite Surface Plate

About hoanghai

Check Also

DANH MỤC VĂN BẢN KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG VIỆT NAM (ĐLVN) 3

ĐLVN 93:2001 Máy đo vận tốc dòng chảy. Quy trình kiểm định tạm thời Số …