Home / Hiệu Chuẩn / Hiệu Chuẩn Điện – Electrical Calibration

Hiệu Chuẩn Điện – Electrical Calibration

1. Nguồn phát DC – DC Power Supply  

Điệp áp thông thường của loại nguồn này thường điều chỉnh được từ 0 ~ 60V, và dòng điện có thể  chọn từ 0 ~ 20A.

Các loại nguồn này thường được thấy tại các trung tâm bảo hành, trung tâm nghiên cứu, điểm sửa chữa điện tử, trung tâm thực hành vv…

Để hiệu chuẩn nguồn phát DC – DC Power Supply Calibration

 

 

2. Đồng hồ vạn năng – Digital Multimeter

Đồng hồ vạn năng hay vạn năng kế là một dụng cụ đo lường điện có nhiều chức năng, nhỏ gọn dùng cho đo kiểm tra mạch điện hoặc mạch điện tử.

Các đồng hồ vạn năng trước đây có 3 chức năng cơ bản là ampe kế, vôn kế, và ôm kế nên còn gọi là AVO-mét. Sau đó cỡ những năm 1970 trở đi bắt đầu có các đồng hồ có thêm các chức năng kiểm tra linh kiện như kiểm tra bóng bán dẫn (transistor, diode), đo điện dung tụ điện C, đo tần số tín hiệu f,…

Để hiệu chuẩn đồng hồ vạn năng – Digital Multimeter Calibration

 

3. Máy đo điện trở cách điện – Insulation Tester

Đồng hồ đo điện trở cách điện là thiết bị đo và kiểm tra nguồn điện đã an toàn hay chưa. Thiết bị hữu dụng được sử dụng rộng rãi trong ngành điện hay ngành sản xuất, xây dựng,…

Nói một cách cụ thể thì máy đo điện trở được dùng để thử nghiệm đo điện chuyên dùng, thông qua việc đo và kiểm tra điện trở trên yếu tố xác thực về tính ổn định của dòng điện.

Bên cạnh đó, máy đo điện trở còn được sử dụng để kiểm tra được độ an toàn của vật liệu hay thiết bị cách điện, đã an toàn hay chưa?

Để hiệu máy đo điện trở cách điện – Insulation Tester Calibration

4. Thiết bị đo tụ điện – Capacitance Meter

Trong thực tế đơn vị Fara là trị số rất lớn, do đó thường dùng các đơn vị đo nhỏ hơn như micro Fara (1µF=10−6F), nano Fara (1nF=10−9F), picoFara (1pF=10−12F).

Thông thường do sự lão hóa vật liệu mà nhiều loại tụ có điện dung giảm theo thời gian.

Các tụ hóa có mức độ giảm lớn nhất, và thường gọi là “già cỗi”. Nó dẫn đến sai lệch hoạt động của mạch điện tử.

Vì thế để xác định giá trị Fara của tụ ra phải có máy đo tụ điện.

Để hiệu chuẩn Thiết bị đo tụ điện – Capacitance Meter Calibration

 

5. Hộp điện trở chuẩn – Resistance Standard

Điện trở hay Resistor là một linh kiện điện tử thụ động gồm 2 tiếp điểm kết nối, thường được dùng để hạn chế cường độ dòng điện chảy trong mạch, điều chỉnh mức độ tín hiệu, dùng để chia điện áp, kích hoạt các linh kiện điện tử chủ động như transistor, tiếp điểm cuối trong đường truyền điện và có trong rất nhiều ứng dụng khác.

Điện trở chuẩn để kiểm tra máy đo điện trở xem máy còn chính xác hay không bằng phương pháp so sánh.

Để hiệu chuẩn hộp điện trở – Resistance Standard Calibration

6. Đồng hồ bấm giấy – Stopwatch

Đồng hồ bấm giờ được sử dụng rộng rãi cho nhiều lĩnh vực dùng để theo dõi thời gian hoạt động của thiết bị hay các hoạt động khác…

Để hiệu chuẩn đồng hồ bấm giấy – Stopwatch Calibration

7. Đo dòng DC/AC –Clamp Meter

Ampe kìm là thiết bị đo điện hiện đại, ứng dụng kỹ thuật số, có khả năng đo hầu hết các thông số điện năng, cho kết quả chính xác nhanh chóng. Là thiết bị đo điện chuyên dụng để đo dòng điện với dải đo rộng từ 100mA đến 2000A .

Một số model ampe kìm được tích hợp nhiều tính năng như đồng hồ vạn năng là đo: điện áp, điện trở, tần số…

Tên của thiết bị đo điện này được đặt theo đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe kìm

Để hiệu chuẩn đo dòng DC/AC –Clamp Meter Calibration

8. Máy đo nhiệt độ loại K,J,T… – Thermometer Type  K,J,T…

Cảm biến nhiệt bao gồm 2 dây kim loại khác nhau được hàn dính 1 đầu gọi là đầu nóng ( hay đầu đo), hai đầu còn lại gọi là đầu lạnh ( hay là đầu chuẩn ).

Khi có sự chênh lệch nhiệt độ giữa đầu nóng và đầu lạnh thì sẽ phát sinh 1 sức điện động V tại đầu lạnh.

Một vấn đề đặt ra là phải ổn định và đo được nhiệt độ ở đầu lạnh, điều này tùy thuộc rất lớn vào chất liệu.

Do vậy mới cho ra các loại cặp nhiệt độ, mỗi loại cho ra 1 sức điện động khác nhau: E, J, K, R, S, T. Máy đo nhiệt độ loại K, J, T… sẽ xác định được giá trị nhiệt độ dựa vào sức điện động V tại đầu lạnh.

Để hiệu chuẩn Nhiệt kế điện tử – Digital Thermometer Calibration

9. Máy thử an toàn điện – AC/DC Withstanding Voltage

Máy dùng để kiểm tra khả năng chịu điện áp cao AC và DC của sản phẩm, kiểm tra điện trở cách điện.

Máy cung cấp các giải pháp để kiểm tra theo các tiêu chuẩn an toàn như IEC, EN, UL, CSA, GB, JIS và các quy định an toàn khác.

Để hiệu chuẩn Máy kiểm tra an toàn điện – AC/DC Withstanding Voltage Calibration

 

10. Máy hiện sóng – Oscilloscope

Máy hiện sóng, Oscilloscope hay dao động ký là một thiết bị điện tử công nghệ cao quan trọng, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như đời sống sinh hoạt, giáo dục, điện tử viễn thông và cả y học,…

Thiết bị hiển thị đồ thị của dòng điện giúp kỹ thuật viên biết được sự thay đổi tín hiệu theo thời gian.

Máy hiện sóng có khả năng nhận dạng được nhiều loại tín hiệu khác nhau như tín hiệu xung vuông, răng cưa, xung hình sin hoặc có thể đến những tín hiệu khó như tín hiệu hình và tiếng.

Để hiệu chuẩn máy hiện sóng – Oscilloscope Calibration

11. Máy phân tích sóng – Network Analyzer

Máy phân tích mạng được sử dụng rất nhiều để đo đạc các thiết bị sóng microwave, đặc biệt là ở lĩnh vực truyền hình truyền thanh, sóng viễn thông di động…

Máy phân tích mạng được thiết kế tối ưu cùng các tính năng như quét nhanh (fast sweep time), bù tần số (frequency offset) và miền thời gian (time domain) đạt hiệu quả cao hơn trong các ngành sản xuất ra các thành phần thụ động, phòng nghiên cứu RF hoặc sử dụng trong các trường đại học.

Để hiệu chuẩn máy phân tích sóng – Network Analyzer Calibration

Các thiết bị điện  khác vui lòng liên hệ để được tư vấn tốt nhất.

About hoanghai

Check Also

DANH MỤC VĂN BẢN KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG VIỆT NAM (ĐLVN) 3

ĐLVN 93:2001 Máy đo vận tốc dòng chảy. Quy trình kiểm định tạm thời Số …