Home / News / QUY TRÌNH HIỆU CHUẨN THƯỚC ĐO SÂU

QUY TRÌNH HIỆU CHUẨN THƯỚC ĐO SÂU

QUY TRÌNH HIỆU CHUẨN THƯỚC ĐO SÂU

DEPTH GAGES CALIBRATION

THIẾT BỊ ĐO CHIỀU SÂU

  1. Giới thiệu và mô tả

    1. Quy trình này mô tả quá trình hiệu chuẩn của thiết bị đo độ sâu.

    2. Quy trình này chỉ bao gồm những phép kiểm tra cần thiết. Bất kỳ những trục trặc nào được nhận biết trong quá trình hiệu chuẩn, phải được kiểm tra và sửa chữa một cách cụ thể.

Bản 1.   Mô tả chi tiết: thiết bị cần hiệu chuẩn ( TI )

Đặc tính TI

Thông số kỹ thuật

Phương pháp kiểm tra

Chiều sâu

  • Thang đo: 0 – 60 in

Sai số: ± 0.001 in/10 in

  • Thang đo: 0 – 12 in

Sai số: ± 0.002 in

so sánh với căn mẫu chuẩn

  1. Chuẩn sử dụng

Tên chuẩn

Đặc tính kỹ thuật nhỏ nhất

Hộp căn mẫu chuẩn

Hộp căn mẫu chuẩn

Bàn đá

Thang đo: 0.01 đến 4.0 in

Sai số: ± 20 µin

Thang đo: 5 đến 20 in

Sai số: ± 5 µin/in

Thang đo: 24 x 36 in

Sai số: N/A

3.       Nguyên lý vận hành

3.1     Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trong toàn bộ quy trình này trước khi tiến hành hiệu chuẩn.

3.2     Kiểm tra bề mặt đo và những nhân tố ảnh hưởng đến phép đo, làm sạch chúng.

3.3     Nhiệt độ của phòng hiệu chuẩn tốt nhất là khoảng 73 ± 6 oF.

3.4     Đưa TI đến khu vực hiệu chuẩn khoảng 2 giờ ổn định nhiệt trước khi hiệu chuẩn.

3.4     Luôn luôn cầm chuẩn với gang tay hoặc kẹp chuyên dụng.

3.5     Đều chỉnh TI về Zero nếu có thể.

3.6     Nới lỏng vít trượt của TI, đảm bảo TI có thể được trượt một cách nhẹ nhàng trên toàn bộ chiều dài.

  1.  Quy trình hiệu chuẩn

    1. Hiệu chuẩn chiều sâu ( loại Depth Vernier )

      1. Nhìn hình bên dưới. Chọn những khối căn mẫu cần thiết cho việc hiệu chuẩn. Đạt chúng lên bàn đá sao cho bề mặt của chúng tiếp xúc với bề mặt của bàn đa.

      2. Đặt một mẫu giấy lên bề mặt của bàn đá bên cạnh căn mẫu.Vị trí của TI trên căn mẫu với đầu đo trên đỉnh đầu của căn mẫu.

      3. Hạ đầu đo của TI cho đến khi chạm vào mẫu giấy.

      4. Siết chặt vít khóa của TI và di chuyển tờ giấy ra khỏi đầu đo của TI.

      5. Điều chỉnh đầu đo của TI cho đến khi tiếp xúc với bàn đá.

      6. Siết chặt ốc khóa trên TI để di chuyển TI ra và đọc chỉ thị.

      7. Chỉ thị đạt được trên TI phải bằng với chiều dài của căn mẫu.

      8. Chọn những khối căn mẫu khoảng 20%, 40%, 60%, 80% của toàn thang đo ( TI ) và coi đây là những điểm hiệu chuẩn.

      9. Chỉ thị của TI phải nằm trong khoảng ± 0.001 in / 10 in.

  2. Hiệu chuẩn chiều sâu ( loại Igniter Plug Immersion Depth Gages )

4.2.1      Xem hình bên dưới. Ép 2 khối căn mẫu lệch nhau 2.35 in và đặt lên bàn đá ở vị trí thẳng đứng với bề mặt làm việc ở phía dưới tiếp xúc với bàn đá.

4.2.2      Đặt TI lên khối căn mẫu dài hơn và sử dụng hệ thống đo của TI để đo khối căn mẫu ngắn hơn.

4.2.3      Chỉ thị của TI phải nằm trong khoảng 2.349 in đến 2.351 in.

4.2.4      Làm lại phép đo trên với 2 khối căn mẫu có hiệu chiều dài 2.100 in.

4.2.5      Chỉ thị phải nằm trong khoảng 2.099 đến 2.001 in.

  1. Hiệu chuẩn chiều sâu ( loại Height Vernier and Digital )

    1. Xem hình bên dưới. Dặt những khối căn mẫu thích hợp lên bàn đá theo chiều thẳng đứng với bề mặt làm việc phía dưới của căn mẫu tiếp xúc với bàn đá.

    2. TI sẽ được đặt dọc lên bàn đá và slide của TI sẽ được định vị để mặt dưới  của scriber tiếp xúc gần như hoàn toàn với bề mặt làm việc của căn mẫu.

    3. Siết chặt vít khóa của TI, di chuyển scriber xuống cho đến khi tiếp xúc với căn mẫu.

    4. Chỉ thị đạt được của TI phải bằng với chiều dài của căn mẫu.

  2. Lần lượt hiệu chuẩn tại các điểm có giá trị khoảng 20%, 40%, 60% 80% của toàn thang đo.

  3. Giá trị chỉ thị của TI phải nằm trong giới hạn sai số cho phép.

  4. Để hiệu chuẩn TI với hệ đơn vị met, việc hiệu chuẩn cũng tương tự. Sau khi hiệu chuẩn xong, tháo rời tất cả thiết bị.

About hoanghai

Check Also

DANH MỤC VĂN BẢN KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG VIỆT NAM (ĐLVN) 3

ĐLVN 93:2001 Máy đo vận tốc dòng chảy. Quy trình kiểm định tạm thời Số …