Home / News / QUY TRÌNH HIỆU CHUẨN MÁY ĐO ĐỘ CỨNG

QUY TRÌNH HIỆU CHUẨN MÁY ĐO ĐỘ CỨNG

QUY TRÌNH HIỆU CHUẨN MÁY ĐO ĐỘ CỨNG

HARDNESS TESTER CALIBRATION

HIỆU CHUẨN MÁY ĐO ĐỘ CỨNG

  1. Giới thiệu và mô tả

    1. Quy trình này mô tả quá trình hiệu chuẩn của máy đo độ cứng vật liệu kim loại HRB, HRC, HV.

    2. Quy trình này chỉ bao gồm những phép kiểm tra cần thiết. Bất kỳ những trục trặc nào được nhận biết trong quá trình hiệu chuẩn, phải được kiểm tra và sửa chữa một cách cụ thể.

Bản 1.   Mô tả chi tiết: thiết bị cần hiệu chuẩn ( TI )

Đặc tính TI

Thông số kỹ thuật

Phương pháp kiểm tra

Đại lượng đo:

  • HRB

  • HRC

  • HV

  • Thang đo: đến 80 HRB

  • Thang đo: đến 80 HRC

  • Thang đo: đến 800 HV

So sánh với chuẩn độ cứng

  1. Chuẩn sử dụng

Tên chuẩn

Đặc tính kỹ thuật

Mẫu chuẩn độ  cứng

Loadcell + Chỉ thị

  • Thang đo: đến 80 HRB

  • Thang đo: đến 80 HRC

  • Thang đo: đến 800 HV

  • Thang đo: 1kN

3.       Nguyên lý vận hành

3.1     Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trong toàn bộ quy trình này trước khi tiến hành hiệu chuẩn.

3.2     Khi tiến hành hiệu chuẩn phải đảm bảo các điều kiện sau :

  • Nhiệt độ ( 27 ± 5 ) oC.

  • Khu vực hiệu chuẩn tránh ảnh hưởng của ăn mòn hóa chất và chấn động.

  • Đảm bảo độ dao động nhiệt độ của môi trường không quá lớn, ghi lại kết quả này.

3.3     Tất cả thiết bị phải đặt trong môi trường hiệu chuẩn theo đúng thời gian yêu cầu của nhà sản xuất ( nếu có ) hoặc ít nhất 2 giờ.

3.4     Kiểm tra trạng thái cân bằng của máy để đảm bảo trục của mũi kim đo độ cứng vuông góc với mặt phẳng của chuẩn độ cứng ( khi đặt chuẩn lên đồ gá chuyên dụng )

3.5     Cung cấp nguồn khởi động thích hợp. Sau khi khởi động, cho phép một thời gian làm nóng máy theo yêu cầu của nhà sản xuất.

3.6     Kiểm tra hệ thống truyền lực, đảm bảo tính truyền lien tục không ngắt đoạn.

3.7     Làm sạch máy, kiểm tra tất cả các bề mặt có thể ảnh hưởng tới kết quả hiệu chuẩn và đảm bảo rằng không có một nhân tố nào ảnh hưởng đến công việc hiệu chuẩn.

3.8     Môi trường làm việc phải ổn định tránh ảnh hưởng đến phép đo.

3.9     Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của cả chuẩn và TI trước khi tiến hành hiệu chuẩn.

  1.  Quy trình hiệu chuẩn

    1. Kiểm tra lực

      1. Nếu không có một yêu cầu đặc biệt nào khác, ta thực hiện các bước sau đối với các máy đo độ cứng:

  • Rockwell: Kiểm tra lực ban đầu và các mức lực tổng.

  • Brinell và Vicker: Kiểm tra tất cả các mức lực.

  • Kiểm tra theo chiều lực tăng, tối thiểu 3 lần mỗi mức.

  • Ghi lại số liệu và kiểm tra với giới hạn sai số cho phép.

  • Ta có bản sai số lớn nhất của các lực thử như sau:

Phương pháp

Lực thử

Sai số tương đối

Rockwell

Lực ban đầu

Lực tổng

± 2%

± 1%

Brinell

Lực tổng

± 1%

Vicker

Lực tổng

± 1%

  1. Kiểm tra Độ cứng

  • Sai số tuyệt đối và độ tản mạn cho phép của máy đo độ cứng Rockwell như sau:

Kiểu

Giá trị của chuẩn

Sai số tuyệt đối

Độ tản mạn

A

( 20-75 ] HRA

( 75-88 ] HRA

± 2 HRA

± 2 HRA

0.8 HRA

B

( 20-45 ] HRB

( 45-80 ] HRB

( 80-100 ] HRB

± 4 HRB

± 3 HRB

± 2 HRB

± 1.2 HRB

C

( 20-70 ] HRC

± 1.5 HRC

0.8 HRC

  • Sai số tương đối của giá trị độ cứng và độ tản mạn tương đối cho phép lớn nhất của đường kính hoặc đường chéo vết lõm với máy đo độ cứng Brinell hoặc vicker như sau:

  • Với mỗi thang đo độ cứng, ta sử dụng ít nhất 3 mẫu chuẩn độ cứng để hiệu chuẩn máy. Giá trị của các mẫu chuẩn này phải nằm trong giới hạn sau:

  • Kiểu A        Mẫu chuẩn 1 : ( 20 – 40 ) HRA

Mẫu chuẩn 2 : ( 45 – 75 ) HRA

Mẫu chuẩn 3 : ( 80 – 88 ) HRA

  • Kiểu B        Mẫu chuẩn 1 : ( 20 – 50 ) HRB

Mẫu chuẩn 2 : ( 60 – 80 ) HRB

Mẫu chuẩn 3 : ( 85 – 100 ) HRB

  • Kiểu c         Mẫu chuẩn 1 : ( 20 – 30 ) HRC

Mẫu chuẩn 2 : ( 35 – 55 ) HRC

Mẫu chuẩn 3 : ( 60 – 70 ) HRC

  • Mỗi tấm mẫu chuẩn tiến hành 5 phép đo phân bố đều trên bề mặt tấm chuẩn. Ghi lại chỉ thị và kiểm tra với giới hạn sai số cho phép.

  • Với máy thử độ cứng Brinell, sử dụng ít nhất 2 mẫu độ cứng chuẩn nằm trong giới hạn sau:

  • Mẫu chuẩn 1 : ( 100 – 200 ) HB

  • Mẫu chuẩn 2 : ( 250 – 350 ) HB

  • Với máy thử độ cứng Vicker, sử dụng ít nhất 3 mẫu độ cứng chuẩn nằm trong giới hạn sau:

    • Mẫu chuẩn 1 : ≤ 225 HV

    • Mẫu chuẩn 2 : ( 400 – 600 ) HV

    • Mẫu chuẩn 3 : > 700 HV

  • Mỗi tấm mẫu chuẩn tiến hành 5 phép đo phân bố đều trên bề mặt tấm chuẩn. Ghi lại chỉ thị và kiểm tra với giới hạn sai số cho phép.

  • Kiểm tra độ tản mạn của giá trị độ cứng Rockwell:

    • RH = Rmax – Rmin

Trong đó RH là độ tản mạn, Rmax và Rmin lần lượt là giá trị lớn nhất và nhỏ nhất trong 5 giá trị đo được trên chuẩn độ cứng.

  • Độ tản mạn tương đối của đường kính vết lõm hoặc đường chéo vết nén ( Brinell hoặc Vicker )

About hoanghai

Check Also

DANH MỤC VĂN BẢN KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG VIỆT NAM (ĐLVN) 3

ĐLVN 93:2001 Máy đo vận tốc dòng chảy. Quy trình kiểm định tạm thời Số …