Home / News / Hướng Dẫn Xác Định Độ Không Đảm Bảo Đo

Hướng Dẫn Xác Định Độ Không Đảm Bảo Đo

Hướng Dẫn Xác Định Độ Không Đảm Bảo Đo

Độ không đảm bảo đo là gì?

1.Độ không đảm bảo chuẩn (Standard uncertainty- u)

Độ không đảm bảo đo được ước lượng từ độ không đảm bảo đo của từng nguồn riêng biệt. Độ không đảm bảo đo của từng nguồn riêng biệt hay còn gọi là độ không đảm bảo chuẩn

Độ không đảm bảo chuẩn chia làm hai loại:

Loại A: xác định bằng độ lệch chuẩn của n lần chạy XN lặp lại cùng phương pháp. Sai số ngẫy nhiên chính là yếu tố tạo nên độ không đảm bảo chuẩn loại A này.

Loại B: xác định bằng giấy chứng nhận hiệu chuẩn, các thông số kỹ thuật của nhà sản xuất, số liệu đo đạc từ trước, kinh nghiệm làm việc với thiết bị, chương trình so sánh liên phòng và các thông tin liên quan khác. Sai số hệ thống chính là các yêu tố tạo nên độ không đảm bảo chuẩn loại B

Ví dụ:

Phòng xét nghiệm các bạn sử dụng vật liệu tam chiếu được chứng nhận (Certified reference material – CRM) để đánh giá độ chệch, sẽ có hai độ không đảm bảo chuẩn PXN cần đánh giá kèm theo:

  • Độ không đảm bảo của mẫu CRM(uRef): các mẫu CRM luôn có nồng độ các thông số kèm theo độ không đảm bảo đo, đây thường là độ không đảm bảo đo mở rộng( p=95%, k ≈ 2 ). PXN lấy giá trị này chia 2 để có được độ không đảm bảo của mẫu CRM. Đây là độ không đảm bảo chuẩn loại B

  • Độ không đảm bảo của độ chệch (uRep): Vì độ chệch không biết chính xác được nên luôn gắn với độ không đảm bảo đo. Độ không đảm bảo của độ chệch được ước lượng bằng sai số chuẩn của trị số trung bình(Standard error of mean – SEM) trong các phép đo lặp lại đối với mẫu CRM (sai số chuẩn được tính bằng cách lấy độ lệch chuẩn chia căn bậc hai của n, với n là số lần lặp lại phép đo). Đây là độ không đảm bảo chuẩn loại A

2. Độ không đảm bảo chuẩn tổng hợp (Combined standard uncertainty- uc)

Được ước tính bằng  công thức

Với :

uc: độ không đảm bảo chuẩn tổng hợp

u1,u2,…,un: các độ không đảm bảo chuẩn thành phần

3. Độ không đảm bảo mở rộng (Expanded uncertainty- Ue)

Độ không đảm bảo đo mở rộng cung cấp 1 khoảng trị số mà trong đó có chứa giá trị thực của một xét nghiệm với mức p quy định. Độ không đảm bảo mở rộng được ước lượng bằng cách nhân độ không đảm bảo chuẩn tổng hợp uc với hệ số phủ k

Ue = k x uc

Với :

Ue: độ không đảm bảo mở rộng

k: hệ số phủ

uc: Độ không đảm bảo chuẩn phù hợp

Bảng hệ số phủ kp và mức p

Mức p(%)

Hệ số phủ kp

Mức p(%)

Hệ số phủ kp

68,27

1

95,5

2

90

1,645

99

2,576

95

1,960

99,73

3

Như vậy khi có  độ không đảm bảo đo mở rộng và mức p ta có thể tính ngược lại độ không đảm bảo chuẩn tổng hợp

Lưu ý :Cần phân biệt giữa độ không đảm bảo đo và sai số

Sai số

Độ không đảm bảo đo

Độ lệch kq của xét nghiệm với giá trị thực

Khoảng giá trị có chứa giá trị thực với xác xuất p quy định

Dùng để điều chỉnh kết quả xét nghiệm để kq xét nghiệm gần giá trị thực

Không dùng để điều chỉnh kết quả xét nghiệm

Kq sau điều chỉnh có thể bỏ qua sai số vì rất gần với giá trị thực

Độ không đảm bảo đo vẫn rất lớn vì không biết mức độ gần nhau của kq và giá trị thực của xn là bao nhiêu.

Bởi: chatluongxetnghiem

About hoanghai

Check Also

DANH MỤC VĂN BẢN KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG VIỆT NAM (ĐLVN) 3

ĐLVN 93:2001 Máy đo vận tốc dòng chảy. Quy trình kiểm định tạm thời Số …