Home / News / Quy Trình Hiệu Chuẩn Áp Suất Chân Không

Quy Trình Hiệu Chuẩn Áp Suất Chân Không

QUY TRÌNH HIỆU CHUẨN ÁP SUẤT CHÂN KHÔNG

PRESSURE GAUGE AND SWITCHES CALIBRATION

ÁP KẾ VÀ ÁP KẾ CHÂN KHÔNG

                                                    Mục Lục

Mục                                                                                                          Trang

1         Giới thiệu và mô tả……………………………………   ……………3

2        Chuẩn sử dụng………………………………………………   ………4

3        Nguyên lý Vận hành……………………………..……………………5

4        Quy trình hiệu chuẩn……………………………   ………………….6

4.1     Kiểm tra chỉ thị áp kế …………………………………………………6

4.2     Kiểm tra chỉ thị áp kế chân không..……………………… …………7

4.3     Kiểm tra chỉ thị áp kế kép………………………………… …………7

4.4     Kiểm tra chỉ thị áp kế chênh áp..………………………… …………7

Mục 1

Giới thiệu và mô tả

  1. Quy trình này mô tả sự hiệu chuẩn của của áp kế và áp kế chân không với thang đo 0 đến 1000 inches H2O, 0 đến 30 inchs Hg, 0 đến 100 kPa, 0 đến 100 psi.

  2. Quy trình này chỉ bao gồm những phép kiểm tra cần thiết. Bất kỳ những trục trặc nào được nhận biết trong quá trình hiệu chuẩn, phải được kiểm tra và sửa chữa một cách cụ thể

Bản 1.   Mô tả chi tiết: thiết bị cần hiệu chuẩn ( TI )

Đặc tính TI

Thông số kỹ thuật

Phương pháp kiểm tra

  • Chỉ thị tăng áp và giảm áp

  • Chỉ thị tăng áp và giảm áp chân không

Thang đo

  • 0 đến 1000 inches H2O

  • 0 đến 30 inchs Hg

  • 0 đến 100 kPa

  • 0 đến 100 psi.

Sai số: ≥ ± 0.33% FS

Thang đo

  • 0 đến 30 inchs Hg

Sai số: ≥ ± 0.33% FS

  • so sánh với chuẩn áp suất

  • so sánh với chuẩn áp suất

Mục 2

Chuẩn sử dụng

Tên chuẩn

Đặc tính kỹ thuật nhỏ nhất

  • Áp kế chuẩn

  • Hệ thống hiệu chuẩn áp kế

Thang đo

  • 0 đến 1000 inches H2O

  • 0 đến 30 inchs Hg

  • 0 đến 100 kPa

  • 0 đến 100 psi.

ĐKĐBĐ: ± 0.0825%

Mục 3

Nguyên lý vận hành

3.1     Kết nối bộ điều khiển chuẩn áp kế và bơm áp đến hệ thống cung cấp nguồn thích hợp và bật công tắc nguồn đến On. Cho phép 1 tiếng hoặc nữa tiếng làm nóng nếu TI có sai số ≤ ± 0.5% FS, cho phép 15 phút làm nóng nếu TI có sai số ≥ ± 1% FS. Nếu chuẩn áp kế tắt ít hơn 1 tiếng, chỉ cần làm nóng khoản 5 phút. Bơm áp không yêu cầu làm nóng.

3.2     Đảm bảo rằng TI đã được làm sạch và không có bất kỳ một yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình vận hành.

3.3     Đối với TI được sử dụng giống như một chuẩn để hiệu chuẩn áp suất. chọn từ 6 đến 10 điểm chia đều trên toàn thang đo.

3.4     Đối với những TI được sử dụng cho công việc hằng ngày, chọn những điểm hiệu chuẩn chủ yếu hoặc gần nhất 25%, 50%, 75% và 100% toàn thang đo ( không vượt quá 27 inHg đối với chân không áp có thang đo 0 đến 30 inHg.

3.5     Ghi lại những giá trị đã được chọn vào cột tăng áp.

3.6     Đợi đến giá trị tăng áp cao nhất, cho giảm áp dần dần về những điểm đã chọn và ghi những điểm này vào cột giảm áp.

3.7     Kết nối TI và áp kế chuẩn đến hệ thống hiệu chuẩn áp suất và khởi động nguồn bơm áp ( nếu có ).

3.8     Mở van điều khiểu áp suất sao cho áp suất trên TI đạt đến khoảng 95% FS. Sau đó mở van xả nhanh giảm áp xuống còn khoảng 10%.

3.9     Đóng van xả nhanh và điều khiển áp suất tăng lên khoang 95% FS trở lại.

3.10   lặp lại 2 bước trên nhiều hơn 2 lần.

3.11   Tắt công tắc điều khiển bơm nếu có và mở van xả nhanh.

3.12   khi áp suất về zero, đóng van xả điều khiển áp suất và van xả nhanh.

Mục 4

Quy Trình Hiệu Chuẩn

4.1     Kiểm tra chỉ thị áp kế

4.1.1  Đảm bảo rằng Áp kế chuẩn và TI đã được xử lý nhử trình bày trong mục 3.

4.1.2  Cài đặt đơn vị và thang đo của Áp kế chuẩn giống như trong TI.

4.1.3  Mở van xả nhanh của hệ thống hiệu chuẩn áp suất.

4.1.4  Hiệu chuẩn Áp kế chuẩn và TI về Zero.

4.1.5  Thực hiện các bước sau để hiệu chuẩn các điểm tăng áp:

  • Đóng tất cả các van xả, van mở của hệ thống hiệu chuẩn áp suất và bật nguồn bơm áp nếu có.

  • Sử dụng bộ điều chuẩn áp suất, tăng áp từ từ đến khi đạt đến điểm cần hiệu chuẩn. Có thể sử dụng nút tinh chỉnh áp suất để đạt đến điểm hiệu chuẩn chính xác. Gõ nhẹ vào TI.

  • Ghi lại kết quả và kiểm tra với giới hạn sai số cho phép của TI.

  • Thực hiện tương tự như vậy với tất cả những điểm cần hiệu chuẩn cho đến khi đạt đến điểm hiệu chuẩn có giá trị lớn nhất.

4.1.6  Thực hiện các bước sau để hiệu chuẩn các điểm tăng áp:

  • Xả áp từ từ bằng van xả áp ( kết hợp van xả tinh và van xả thô nếu có để đạt tính chính xác cao nhất ) đến những điểm hiệu chuẩn đã được chọn và gõ nhẹ lên TI trước khi chọn.

  • Ghi lại giá trị đo được tại mỗi điểm và kiểm tra kết quả.

  • Sau khi thực hiện xong, mở van đưa áp suất về Zero

4.1.7 Tắt nguồn, ngắt kết nối nếu như không thực hiện một phép đo nào khác.

 4.2    Kiểm tra chỉ thị áp kế chân không

4.2.1  Đảm bảo rằng Áp kế chuẩn và TI đã được xử lý nhử trình bày trong mục 3.

4.2.2  Cài đặt đơn vị và thang đo của Áp kế chuẩn giống như trong TI. Chọn chức năng đo áp chân không trên TI và Áp kế chuẩn. Chọn nút điều khiển bơm chân không của hệ thống hiệu chuẩn áp suất

4.2.3  Mở van xả nhanh của hệ thống hiệu chuẩn áp suất.

4.2.4  Hiệu chuẩn Áp kế chuẩn và TI về Zero.

4.2.5  Thực hiện các bước sau để hiệu chuẩn các điểm tăng áp:

  • Đóng tất cả các van xả, van mở của hệ thống hiệu chuẩn áp suất và bật nguồn bơm áp nếu có.

  • Sử dụng bộ điều chuẩn áp suất, tăng áp từ từ đến khi đạt đến điểm cần hiệu chuẩn. Có thể sử dụng nút tinh chỉnh áp suất để đạt đến điểm hiệu chuẩn chính xác. Gõ nhẹ vào TI.

  • Ghi lại kết quả và kiểm tra với giới hạn sai số cho phép của TI.

  • Thực hiện tương tự như vậy với tất cả những điểm cần hiệu chuẩn cho đến khi đạt đến điểm hiệu chuẩn có giá trị lớn nhất.

4.2.6  Thực hiện các bước sau để hiệu chuẩn các điểm tăng áp:

  • Xả áp từ từ bằng van xả áp ( kết hợp van xả tinh và van xả thô nếu có để đạt tính chính xác cao nhất ) đến những điểm hiệu chuẩn đã được chọn và gõ nhẹ lên TI trước khi chọn.

  • Ghi lại giá trị đo được tại mỗi điểm và kiểm tra kết quả.

  • Sau khi thực hiện xong, mở van đưa áp suất về Zero

4.2.7 Tắt nguồn, ngắt kết nối nếu như không thực hiện một phép đo nào khác.

4.3     Kiểm tra chỉ thị Áp kế kép ( Hỗn hợp )

Áp kế kép hay áp kế hỗn hợp là những loại áp kế bao gồm cả 2 phần: áp suất chân không và áp suất tuyệt đối.

4.3.1  Trên mỗi thang đo của chân không và tuyệt đối, ta chọn những điểm hiệu chuẩn 25%, 50%, 75%, 100% FS hay những điểm gần giá trị này nhất.Tuy nhiên đối với áp suất chân không, chỉ có thể hiệu chuẩn tới 27 inHg.

4.3.2  Thực hiện việc hiệu chuẩn phần áp suất tuyệt đối giống như hướng dẫn ở bước 4.1.

4.3.3  Thực hiện viêc hiệu chuẩn phần áp suất chân không giống như bước 4.2

4.3.4  Kiểm tra kết quả và tắt nguồn, ngắt kết nối nếu như không thực hiện một phép đo nào khác.

4.4     Kiểm tra chỉ thị Áp kế chênh áp

4.4.1  Nếu không có một yêu cầu đặc biệt nào khác, chọn những điểm hiệu chuẩn như sau:

  1. Đối với TI có Zero nằm ở giữa, chọn từ 3 đến 4 điểm chia đều trên mỗi bên của zero.

  2. Đối với TI chỉ thị chênh áp từ 0 đến toàn thang, chọn các giá trị 25%, 50%, 75%, 100% của thang.Nếu TI có công tắc, ghi chú giá trị dẫn động áp suất.

  3. Ghi lại giá trị chọn ở bươc (a) và (b) ở phép kiểm tra tăng áp.

  4. Ghi lại giá trị ở bước tiếp theo. Đợi đến giá trị cao nhất,ta bắt đầu kiểm tra hạ áp.

4.4.2  Đảm bảo rằng chuẩn và TI ( nếu có ) đã được chuẩn bị sẵn sàng cho hiệu chuẩn ( bước 3 ).

4.4.3  Sử dụng một cổng kết nối chữ T kết nối những cổng áp suất của TI đến cổng áp suất của hệ thống hiệu chuẩn áp suất.

4.4.4  Đảm bảo rằng van điều khiển xả của hệ thống đã được đóng.

4.4.5  Tăng áp từ từ đến yêu cầu áp suất hệ thống cua người sử dụng. xác nhận rằng áp suất chỉ thị tai Zero ( ± sai số cho phép ).

4.4.6  Mở từ từ van xả của hệ thống để giảm áp suất đến nhỏ nhất.

4.4.7  Ngắt kết nối TI và cổng kết nối T từ hệ thống hiệu chuẩn.

4.4.8           Kết nối cổng áp suất cao ( + ) đến hệ thống hiệu chuẩn.

4.4.9           Thực hiện phép đo như sau tại mỗi điểm hiệu chuẩn tăng áp.

  1. Đảm bảo rằng van xả của hệ thống đã được đóng.

  2. Đối với TI có công tắc, chắc chắn rắng công tắc đã được kết nối với bộ kiểm tra còi ( continuity ).

  3. Tăng áp suất từ từ và gõ nhẹ vào TI. Khi TI chỉ thị điểm hiệu chuẩn hay công tắc TI vận chuyển đóng van điều khiển áp suất.

  4. Cho phép một thời gian ổn định để ghi lại giá trị áp suất.

  5. Nếu có thể, gõ nhẹ vào chuẩn đo, chỉ thị của chuẩn đo phải nằm trong sai số cho phép.

4.4.10                   Thực hiện phép đo ở mỗi điểm hiệu chuẩn giảm áp như sau:

  1. Đối với TI có công tắc, chắc chắn rắng công tắc đã được kết nối với bộ kiểm tra còi ( continuity ).

  2. Giảm áp từ từ bằng cách điều chỉnh van điều khiển xả của hệ thống hiệu chuẩn áp suất và gõ nhẹ lên TI. When TI chỉ thị điểm hiệu chuẩn hay công tắc TI đến vị trí xoay thì đóng van điều khiển xả.

  3. Đợi một thời gian ổn định áp suất, chỉnh lại áp suất nếu cần thiết.

  4. Nếu có thể gõ nhẹ lên chuẩn đo. Chỉ thị của chuẩn đo phải nằm trong sai số cho phép.

4.4.11                   Mở van xả áp để giảm áp suất trong hệ thống về Zero.

4.4.12                   Tháo ngắt kết nối nếu không có một phép đo nào khác.

About hoanghai

Check Also

DANH MỤC VĂN BẢN KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG VIỆT NAM (ĐLVN) 3

ĐLVN 93:2001 Máy đo vận tốc dòng chảy. Quy trình kiểm định tạm thời Số …