Home / News / Phân Biệt Giữa Hiệu Chuẩn Và Kiểm Định?

Phân Biệt Giữa Hiệu Chuẩn Và Kiểm Định?

Phân Biệt Giữa Hiệu Chuẩn Và Kiểm Định?

Kiểm định là gì?

Kiểm định: là việc xác định, xem xét sự phù hợp của phương tiện đo so với yêu cầu pháp lý có đạt các chỉ tiêu kỹ thuật cụ thể hay không, kết quả do cơ quan kiểm định nhà nước xác định là đạt hoặc không đạt.

Kiểm định mang tính chất bắt buộc đối với các phương tiện. Có thể hiểu kiểm định là việc kiểm tra xem máy móc thiết bị có đảm bảo đúng quy định của nhà nước hay không.

Kiểm định an toàn là bắt buộc cho mỗi loại máy móc, thiết bị. Và nhà nước cũng quy định những máy móc, thiết bị nào cần phải kiểm định.

Việc kiểm định phương tiện đo do kiểm định viên đo lường thực hiện thống nhất theo các quy trình kiểm định.

Thiết bị đo sau khi kiểm định đạt yêu cầu được dán tem kiểm định hoặc cấp giấy chứng nhận kiểm định của cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường hoặc cơ sở được uỷ quyền kiểm định Nhà nước và có giá trị pháp lý trong cả nước.

Dưới tác động của các nhân tố môi trường, độ tốt của máy móc, thiết bị theo tháng năm sẽ bị hạ thấp đáng kể so với thời gian đầu xuất xưởng.

Việc giảm chất lượng này có thể mang đến những tai nạn nghiêm trọng cho người sử dụng. Đó chính là nguyên nhân chủ yếu khiến chúng ta phải kiểm tra an toàn định kỳ.

Khi thực hiện kiểm tra, chúng ta sẽ kịp thời phát hiện các sự cố (ví như con ốc nào sắp bong, cầu trục nào sắp gãy,… ) để khắc phục, sữa chữa đúng lúc.

Làm như vậy, không những con người chúng ta thoát được các hiểm họa bất ngờ, tránh bị các trục trặc trong hệ thống máy móc “đánh úp” khi làm việc; mà tuổi thọ của thiết bị cũng được nâng lên, tăng thời gian sử dụng, giảm chi phí so với việc để máy hư và ta phải thay thế bằng một cái hoàn toàn mới.

Hiệu chuẩn là gì?

Có thể hiểu một cách ngắn gọn, hiệu chuẩn là hoạt động mà ở đó thiết bị kiểm tra được so sánh với một giá trị tham chiếu cho trước.

Hiệu chuẩn phương tiện, thiết bị đo là thiết lập mới tương quan giữa đo lường và phương tiện đo. Hiệu chuẩn không mang tính chất bắt buộc.

Dựa vào kết quả hiệu chuẩn, khách hàng tự quyết định xem thiết bị có sử dụng nữa hay không.

Bản chất kỹ thuật của hiệu chuẩn và kiểm định giống nhau: đó là việc so sánh phương tiện đo với chuẩn để đánh giá sai số và các đặc trưng kỹ thuật, đo lường khác của nó.

Hiệu chuẩn cũng đảm bảo rằng chất lượng sản phẩm cũng như chất lượng mẻ luôn duy trì cao và ổn định theo thời gian.

Các hệ thống chất lượng như ISO 9001, ISO 9002 và ISO 14001 đòi hỏi hiệu chuẩn có hệ thống, được cấp phép với sự ưu tiên về độ chính xác, khả năng lặp lại, độ bất định và các cấp độ tin cậy. Điều này ảnh hướng tới tất cả các nhà sản xuất quá trình.

Như vậy, bản chất kỹ thuật của hiệu chuẩn và kiểm định giống nhau: đó là việc so sánh phương tiện đo với chuẩn để đánh giá sai số và các đặc trưng kỹ thuật, đo lường khác của nó. Khác nhau là kiểm định theo yêu cầu của pháp lý, bắt buộc áp dụng trong khi hiệu chuẩn là tự nguyện.

Nguồn trích dẫn từ: www.nscl.vn

About hoanghai

Check Also

DANH MỤC VĂN BẢN KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG VIỆT NAM (ĐLVN) 3

ĐLVN 93:2001 Máy đo vận tốc dòng chảy. Quy trình kiểm định tạm thời Số …