Thuật ngữ đo lường cần biết?
hoanghai
2018-11-14
News
488 Views
Thuật ngữ đo lường cần biết?
Chữ viết tắt
|
Mô tả
|
BIPM
|
Viện cân đo quốc tế
|
GUM
|
Hướng dẫn trình bày độ không đảm bảo đo
|
IEC
|
Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế
|
IFCC
|
Liên đoàn hóa học lâm sàng và xét nghiệm y học quốc tế
|
ILAC
|
Tổ chức công nhận phòng thí nghiệm quốc tế
|
ISO
|
Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế
|
IUPAC
|
Liên minh quốc tế về hóa học thuần túy và ứng dụng
|
IUPAP
|
Liên minh quốc tế về vật lý thuần túy và ứng dụng
|
JCGM
|
Ủy ban hỗn hợp về Hướng dẫn trong đo lường học
|
MCM
|
Phương pháp Monte Carlo
|
OIML
|
Tổ chức đo lường pháp định quốc tế
|
TAG4
|
Nhóm tư vấn kỹ thuật 4 của ISO
|
VIM
|
Từ vựng quốc tế về đo lường học – Khái niệm, thuật ngữ chung và cơ bản
|
Các thuật ngữ trong đo lường
1.Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO):
Viết tắt theo tiếng Anh là ISO hay iso, International Organization for Standardization) là cơ quan thiết lập tiêu chuẩn quốc tế, đưa ra các tiêu chuẩn thương mại và công nghiệp trên phạm vi toàn thế giới
2. VILAS là gì?
VILAS là hệ thống công nhận phòng thử nghiệm, hiệu chuẩn của Việt Nam, VILAS là một trong những chương trình công nhận của Văn phòng Công nhận Chất lượng Việt Nam (BoA – Bureau of Accreditation và Văn phòng công nhận năng lực đánh giá sự phù hợp về tiêu chuẩn chất lượng (AOSC) Vietnam, BoA và AOSC là thành viên MRA của các tổ chức công nhận khu vực và Quốc tế APLAC, ILAC, tham gia các hoạt động trong các tổ chức ILAC, APLAC và PAC).
3. MRA là gì?
MRA (Mutual Recognition Arrangement) – Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau: là việc thừa nhận của một bên bất kỳ với các bên khác về một vấn đề cụ thể nào đó. MRA được thỏa thuận trong nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực hiệu chuẩn, phòng thử nghiệm, tổ chức kiểm định, giám định cho ra các kết quả thử nghiệm và chứng nhận giám định đó mà không cần bất cứ một sự đánh giá lại nào đối với các tổ chức này. Việc thừa nhận có thể diễn ra theo hình thức thừa nhận song phương, đa phương, khu vực hay mang tính toàn cầu. Đó có thể là sự thừa nhận ở cấp chính phủ hoặc thừa nhận ở mức các tổ chức kỹ thuật.
4. Đo lường là gì?
Đo lường là việc xác định, duy trì giá trị đo của đại lượng cần đo. Hoạt động đo lường là việc thiết lập, sử dụng đơn vị đo, chuẩn đo lường; sản xuất, kinh doanh, sử dụng phương tiện đo, chuẩn đo lường; kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; thực hiện phép đo; định lượng đối với hàng đóng gói sẵn; quản lý về đo lường; thông tin, đào tạo, tư vấn, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ về đo lường.
5. Chuẩn đo lường?
Phân loại theo chức năng, mục đích sử dụng:
– Chuẩn quốc tế (international standard)
– Chuẩn quốc gia (national standard)
– Chuẩn chính (reference standard)
– Chuẩn công tác (working standard)
– Chuẩn so sánh (transfer standard)
– Chuẩn lưu động (travelling standard)
Tham khảo thêm TCVN 6165 : 2009 (VIM : 2007)
2018-11-14