Hướng dẫn sử dụng, đọc kết quả đo của Thước Cặp, thước kẹp
Cách đọc kết quả trên thước cặp loại cơ và điện tử
Thước cặp là dụng cụ đo lường có thể được sử dụng để đo khoảng cách bên trong, bên ngoài và đo độ sâu (tùy loại thước) độ chính xác dao động từ (±0.02 mm đến ± 0.15 mm)
Thước cặp có 2 loại: Thước cặp điện tử và thước cặp cơ khí.
Thay vì phải dùng kính lúp đọc vạch chia trên du xích của thước cặp rồi tính toán ra kết quả, để nhanh gọn lẹ và đỡ tốn nhiều thời gian thì ta chỉ cần mua loại thước cặp điện tử cho ra kết quả nhanh chóng, đỡ tốn nhiều thao tác như trên và giá thành cũng cao hơn loại thước cặp cơ.
Tên gọi các chi tiết của thước cặp:
Hướng dẫn cách đọc kết quả đo của thước cặp:
Hình 1
Có 2 chỗ cần chú ý trên thước cơ như mũi tên.
–Thứ 1 là vạch chia 0.02 mm.
Còn những vạch chia khác như 0.1 mm, 0.05 mm. Hoặc đơn vị là inch (vạch chia ở đây là khả năng đọc của thước)
–Thứ 2: vạch trên thước chính và vạch trên du xích.
*Vạch trên du xích:
Ta để ý vạch trên du xích hay thước phụ có 50 vạch, trải dài từ 0 1 2… đến 9 0.
Mỗi vạch trên thước tương ứng với 0.02 mm. 50 vạch x 0.02 = 1 mm.
50 vạch trên du xích tương ứng với 1 mm trên thước chính.
*Vạch trên thước chính:
Ở hình trên ta thấy vạch 0 trên du xích đã gần ngay giữa 2 vạch 37 mm và 38 mm. Nếu nhìn sơ sơ chưa tính kết quả đo chính xác thì kết quả gần 37.50.
Giờ ta tính kết quả cụ thể như sau:
Ta dùng kính lúp xem vạch nào trùng nhất ngay thẳng nhất 1 đường thẳng từ vạch trên thước chính xuống thước phụ thì vạch đó là số lẻ phía sau số nguyên của thước chính.
Hình trên vạch trùng nhất là vạch 23 trên du xích
Ta có: 37+(23*0.02)= 37.46 mm
Hình 2
Ở hình 2 do vạch số 0 trên du xích đã qua vạch 8 mm trên thước chính và
vạch số 4 trên du xích là trùng nhất thì kết quả đo như sau:
Ta có: 8+(4*0.02)=8.08 mm
Để đỡ mất thời gian cho việc tính toán và đau mắt ta nên chọn mua thước cặp điện tử.
Cách chỉnh sửa thước cặp khi có độ rơi, lỏng lẻo.
Trượt du xích qua lại trên thước xem có bị quá nặng hay quá nhẹ không. Cảm giác này tùy thuộc vào cảm giác của người sử dụng, bạn nên có 1 thước cặp mới ít sử dụng để chỉnh theo. Theo thời gian sử dụng thước bị mòn, khô dầu, gây ma sát làm mài mòn phần trục chính và thước phụ làm cho thước đo lỏng lẻo, từ đó sẽ tạo ra 1 góc lệch khi ta kẹp mẫu => dẫn đến sai số.
Khắc phục: chỉnh 2 ốc phía trên cho đến khi cảm thấy trượt thước phụ vừa tay thì dựng lại. Cho ít dầu bôi trơn hoặc mỡ bò. Trượt qua lại rồi lau sạch thước là ta có thể sử dụng được.
Nếu thước cặp bị mòn hoặc bị rơi rớt làm cong mỏ đo trong và mỏ đo ngoài. Ta có thể dùng dũa mài lại phần đó. (Nên có kinh nghiệm chuyên môn để tránh gây hư hỏng thêm cho thước). Sau khi dũa xong nhìn qua khe sáng hoặc dùng chuẩn để kiểm tra lại xem thước cho ra kết quả chính xác không