Home / News / Hiệu Chuẩn Áp Kế Pittong Đlvn 53 : 2011

Hiệu Chuẩn Áp Kế Pittong Đlvn 53 : 2011

Hiệu Chuẩn Áp Kế Pittong Đlvn 53 : 2011

 ĐLVN VĂN BẢN KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG VIỆT NAM ĐLVN 53 : 2011

ÁP KẾ PÍTTÔNG DÙNG ĐỂ KIỂM ĐỊNH HUYẾT ÁP KẾ – QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH

Pressure balance used for verification sphygmomanometers Methods and means of verification

SOÁT XÉT LẦN 1

HÀ NỘI – 2011

Lời nói đầu:

ĐLVN 53 : 2011 thay thế ĐLVN 53 :  1999.

ĐLVN 53 : 2011 do Ban kỹ thuật đo lường ĐLVN/TC 10   “Phương tiện đo áp suất,   lực và các đại lượng liên quan” biên soạn. Viện Đo lường Việt Nam đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ban hành.

VĂN BẢN KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG VIỆT NAM ĐLVN 53 : 2011

Áp kế píttông dùng để kiểm định huyết áp kế – Quy trình kiểm định

Pressure balance used for verification sphygmomanometers – Methods and means of verification

1 Phạm vi áp dụng

Văn bản kỹ thuật này quy định quy trình kiểm định ban đầu, kiểm định định kỳ và   kiểm định bất thường các áp kế píttông dùng để kiểm định huyết áp kế có phạm vi đo (6,67 ÷ 40) kPa hoặc ( 50 ÷ 300) mmHg, độ chính xác cao hơn hoặc bằng 0,2 %.

2Các phép kiểm định

Phải lần lượt tiến hành các phép kiểm định ghi trong bảng 1.

Bảng 1

 

TT

 

Tên phép kiểm định

Theo điều mục của QTKĐ Chế độ kiểm định
Ban đầu Định kỳ Bất thường
1 Kiểm tra bên ngoài 5.1. + + +
2 Kiểm tra kỹ thuật 5.2 + + +
3 Kiểm tra đo lường 5.3 + + +
  1. Phương tiện kiểm định

Phải sử dụng các phương tiện kiểm định ghi trong bảng 2.

Bảng 2

 

TT

Tên phương tiện kiểm định

Đặc trưng kỹ thuật và đo lường

Theo điều mục của

QTKĐ

1

Chuẩn đo lường

1.1 Áp kế píttông khí Độ không đảm bảo đo nhỏ hơn 0,2 hPa (0,15 mmHg). 6.3
1.2 Cân – Phạm vi đo đến 1200 gam

– d = 0,001 gam

6.3

ĐLVN 53 : 2011

2

Phương tiện đo sử dụng cùng với chuẩn

2.1 Nhiệt kế
  • Giới hạn đo trên đến 35 0C
  • Sai số nhỏ hơn ± 0,5 0C.
6, 4.1
2.2 Ẩm kế
  • Phạm vi đo (0 ¸100) %RH
  • Sai số nhỏ hơn ± 5 %RH
6, 4.1
2.3 Thước đo
  • Phạm vi đo (0 ¸ 350) mm
  • Sai số không lớn hơn ± 0,1 mm.
6.3
2.4 Đồng hồ bấm giây Sai số nhỏ hơn ± 0,1 s 6.2
2.5 Ni vô khung Giá trị độ chia không lớn hơn 1,5 mm/1 m ( » 5’); 6
2.6 Thiết bị đọc vị trí píttông
  • Phạm vi đo (0¸50) mm
  • Sai số nhỏ hơn ± 0,1 mm;
6
2.7 Van thể tích không

đổi.

Chịu được áp suất 10 MPa 6
2.8 Baromet
  • Phạm vi đo: (800 ¸ 1100) hPa
  • Độ không đảm bảo đo nhỏ hơn 0,2 hPa
6
3 Phương tiện phụ
3.1 Các ống dẫn, cút chữ T, ống cao su Chịu được áp suất lớn hơn khả năng đo cuả ĐTKĐ
3.2 Hệ    thống   tạo    áp suất
  • Phải tạo áp suất lớn hơn giới hạn đo trên của áp kế
  • Phải kín, tăng hoặc giảm áp suất một cách đều đặn. Độ giảm áp suất của hệ thống tạo áp ở giới hạn đo trên không vượt quá 5% trong thời gian  5  phút, sau khi đã chịu tải ở giới hạn đo trên 15 phút.
6.3
  1. Điều kiện kiểm định

Khi tiến hành kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

  1. Môi trường truyền áp suất: là khí nén hoặc nitơ
  2. Môi trường kiểm định phải bảo đảm :

– Nhiệt độ: ( 23 ± 2) 0C.

  • Độ ẩm tương đối không được lớn hơn 80 %.

ĐLVN 53 : 2011

  • Thoáng khí, không có bụi và không bị đốt nóng từ một phía, tránh rung động và va chạm.

5 Chuẩn bị kiểm định

Trước khi tiến hành kiểm định phải chuẩn bị các công việc sau đây:

  • Áp kế cần kiểm định và áp kế chuẩn phải để trong phòng kiểm định một khoảng thời gian ít nhất là 6 giờ.
  • Kiểm tra độ kín ở hệ thống tạo áp suất và áp kế chuẩn.
  • Chuẩn bị ống cao su và cút nối chữ T.
  • Làm sạch dầu, bụi bẩn trên áp kế cần kiểm định.
  • Dùng vải mềm và khô làm sạch píttông, đĩa cân gốc và các quả cân
  • Lắp áp kế cần kiểm định vào vị trí làm việc (xem hình 1), cho hoạt động thử để

kiểm tra khả năng làm việc của áp kế cần kiểm định.

6 Tiến hành kiểm định

6.1Kiểm tra bên ngoài

Phải kiểm tra bên ngoài theo các yêu cầu sau đây:

  • Áp kế cần kiểm định phải ở tình trạng hoạt động bình thường, có đầy đủ các chi tiết và phụ tùng như pítttông, xi lanh đo, bộ quả cân, bộ phận tạo áp…v.v.
  • Tổng khối lượng các quả cân và đĩa cân gốc phải phù hợp với giới hạn đo trên của phương tiện đo cần kiểm định.
  • Các quả cân có cùng áp suất danh định phải có cùng hình dạng, kích thước, các quả cân không được han rỉ, xước và bám dính nhau.
  • Pittông phải quay trơn tru trong xi lanh và phải chuyển động nhẹ nhàng theo chiều trục của nó.
  • Đĩa cân gốc phải được ghép chặt vào pittông, không được có chuyển động tương đối giữa chúng.
  • Trên áp kế cần kiểm định phải ghi đầy đủ:

+ Đơn vị đo.

+ Độ chính xác/cấp chính xác.

+ Số của phương tiện đo;

+ Hãng sản xuất.

6.2Kiểm tra kỹ thuật

Phải kiểm tra kỹ thuật theo các yêu cầu sau đây:

ĐLVN 53 : 2011

  • Đơn vị đo lường áp suất chính thức  là  pascan (Pa). Các đơn vị đo lường áp suất  khác được sử dụng theo quy định của pháp luật hiện hành, cho phép sử dụng các bội    số của pascan: kilôpascan (kPa), đặc biệt là milimét thủy ngân (mmHg).
  • Kiểm tra độ kín của thiết bị tạo áp suất:

Đóng van thông áp kế cần kiểm định với không khí và van thông với các đầu nối. Đặt các quả cân lên đĩa cân gốc của áp kếcần kiểm định để áp suất danh định tương đương với 40 kPa (300 mmHg).

Lắp huyết áp kế lò xo vào đầu nối, dùng thiết bị tạo áp đưa píttông lên vị trí làm việc và quay píttông cùng với các quả cân gốc để chúng đạt tới  vận tốc lớn hơn 30 vòng/1 phút. Để hệ thống chịu tải ở áp suất này trong 5 phút. Nếu   số chỉ của huyết áp kế lò xo giảm thấp hơn 40 kPa thì tiếp tục nén để đưa píttông lên vị trí làm việc và xác định độ giảm áp suất ở 5 phút tiếp theo. Độ giảm áp suất cho phép không được lớn hơn 0,4 kPa/1 phút.

  • Kiểm tra độ vuông góc của đĩa cân gốc với trục của píttông

Đĩa cân gốc phải vuông góc với trục của píttông, độ lệch cho phép £ 1,5 mm/1 m (» 5’). Dùng thiết bị tạo áp đưa píttông lên vị trí làm việc, đặt nivô theo đường kính đĩa cân gốc, điều chỉnh chân của áp kế cần kiểm định để đĩa cân gốc đạt được vị trí nằm    ngang, tiếp theo quay đĩa cân gốc đi một góc 180O và độ lệch so với vị trí ban đầu  không được vượt quá quy định  cho phép. Phép kiểm tra này phải được tiến hành ít   nhất hai lần.

  • Kiểm tra thời gian quay tự do của píttông

Thời gian quay tự do của píttông được xác định ở áp suất 33,33 kPa (250 mmHg). Đưa píttông lên vị trí làm việc, dùng tay quay píttông cùng với các quả cân để chúng đạt tới vận tốc lớn hơn 30 vòng/1 phút. Thời gian quay tự do của píttông trong xi lanh tính từ thời điểm này cho đến khi dừng hẳn (khi không có ngoại lực tác dụng) phải lớn hơn 10 giây.

  • Kiểm tra tốc độ hạ của pittông

Tốc độ hạ của píttông được xác định ở áp suất 33,33 kPa (250 mmHg), khi píttông đạt vận tốc quay lớn hơn 30 vòng/1 phút. Tốc độ hạ cho phép của píttông không được lớn hơn 3 mm/1 phút.

6.3 Kiểm tra đo lường

Áp kế píttông được kiểm tra đo lường theo trình tự, yêu cầu và phương pháp sau đây:

  1. Xác định khối lượng các quả cân và píttông cùng với đĩa cân gốc. Cân các quả cân và cân píttông cùng với đĩa cân gốc của áp kế cần kiểm định. Độ chính xác cho  phép của các quả cân và píttông phải nhỏ hơn 0,016 %.
  2. Xác định diện tích hiệu dụng của píttông
  • Diện tích hiệu dụng của píttông được xác định bằng phương pháp cân bằng. Lắp ráp phương tiện chuẩn và phương tiện cần kiểm định theo sơ đồ sau:

ĐLVN 53 : 2011

Hình 1

 

  1. Đặt các quả cân tương ứng với áp suất 6,67 kPa ( 50 mmHg) lên chuẩn và áp kế cần kiểm định. Mở van thể tích không đổi, dùng thiết bị tạo áp tăng áp suất và điều chỉnh để píttông của áp kế cần kiểm định ở vị trí làm việc (nhìn trên thiết bị quan sát vị trí làm việc của píttông), khóa van thể tích không đổi, điều chỉnh để píttông của chuẩn   ở vị trí làm việc đồng thời quay cả hai píttông với vận tốc góc lớn hơn 30 vòng/1 phút.
  2. Mở van thể tích không đổi và quan sát vị trí làm việc của hai píttông. Nếu áp suất dưới hai píttông chưa cân bằng thì sẽ có một píttông chuyển dịch lên và một píttông chuyển dịch xuống.
  3. Lúc này phải đặt lên píttông chuyển dịch lên một lượng quả cân  nhỏ (quả gam hoặc miligam) tùy thuộc  vào vận tốc chuyển động của píttông nhanh   hay chậm, sau đó điều chỉnh lại vị trí píttông của áp kế cần kiểm định, khóa van thể   tích không đổi, điều chỉnh vị trí píttông của phương tiện chuẩn, quay cả hai píttông,    mở van thể tích không đổi, quan sát vị trí làm việc của hai píttông.
  4. Tiến hành lặp lại các thao tác ở mục 6.3.3 và 6.3.4 cho đến khi quan sát thấy vị   trí làm việc của hai píttông không thay đổi (không có chuyển động tương đối giữa hai píttông), ghi số các quả cân đặt trên chuẩn và trên huyết áp kế, nhiệt độ,  độ ẩm vào  biên bản kiểm định theo mẫu ở phụ lục 1.
  5. Lần lượt tiến hành các bước như ở mục 6.3.3 ; 6.3.4  và 6.3.5 đối với các điểm   đo: 13,33 kPa (100 mmHg); 20 kPa (150 mmHg); 26,66 kPa (200 mmHg); 33,33 kPa (250 mmHg); 40 kPa ( 300 mmHg) ở lượt tăng và lượt giảm áp suất.
  • Diện tích hiệu dụng píttông của huyết áp kế cần kiểm định ở mỗi điểm đo áp suất

được xác định theo công thức sau:

Trong đó: AOHAK,j : là diện tích hiệu dụng píttông của huyết áp kế cần kiểm định ở áp suất j, (m2)

Mj,HAK : là khối lượng của píttông, đĩa cân gốc, số gam thêm và các quả cân đặt trên áp kế cần kiểm định ở áp suất j, (kg)

ra : là khối lượng riêng của không khí, (1,2 kg/m3)

ĐLVN 53 : 2011

rMHAK : là khối lượng riêng của píttông, đĩa cân gốc và các quả cân đặt trên áp kếcần kiểm định, (kg/m3)

g : là gia tốc trọng trường nơi đo, (m/s2)

g: là sức căng bề mặt của chất lỏng công tác, (N/m).  CHAK : là chu vi của píttông của áp kế cần kiểm định, (m)

aHAK : là hệ số dãn nở nhiệt của píttông và xi lanh áp kếcần kiểm định, (1/OC) tHAK : là nhiệt độ của píttông và xi lanh áp kếcần kiểm định, (OC)

AOS : là diện tích hiệu dụng píttông áp kế chuẩn, (m2)

Mj,S : là khối lượng của píttông, đĩa cân gốc, số gam thêm và các quả cân đặt trên áp kếchuẩn ở áp suất i, (kg).

rMS : là khối lượng riêng của píttông, đĩa cân gốc và các quả cân đặt trên áp kếchuẩn, (kg/m3).

CS : là chu vi píttông của áp kế chuẩn, (m)

aS – Là hệ số dãn nở nhiệt của píttông và xi lanh áp kế chuẩn, (1/OC) tS : là nhiệt độ của píttông và xi lanh áp kếchuẩn, (OC)

lS : hệ số dãn nở áp suất của píttông và xi lanh áp kếchuẩn, (1/Pa)

  • Diện tích hiệu dụng trung bình của píttông của áp kế cần kiểm định được xác định theo công thức sau:

 

Trong đó: n là số lần đo

  • Độ lệch chuẩn của diện tích hiệu dụng píttông so với diện tích hiệu dụng trung bình

được tính theo công thức:

  • Độ lệch chuẩn của diện tích hiệu dụng píttông không được vượt quá 50 % sai số cơ bản cho phép.
  • Khối lượng danh định các quả cân được tính theo áp suất danh định bằng công thức sau:

Trong đó: Pi là áp suất danh định của quả cân (Pa)

  • Sai số lớn nhất của khối lượng píttông, đĩa cân gốc, và khối lượng mỗi quả  cân  không được vượt quá 0,016 % khối lượng danh định

ĐLVN 53 : 2011

  1. Xử lý chung
    1. Áp kế píttông dùng để kiểm định huyết áp kế đạt các yêu cầu quy định trong quy trình này được cấp giấy chứng nhận kiểm định, dán tem kiểm định.
    2. Áp kế píttông dùng để kiểm định huyết áp kế không đạt một trong các yêu cầu quy định trong quy trình này thì không cấp giấy chứng nhận kiểm định đồng thời xoá dấu kiểm định cũ (nếu có).
    3. Chu kỳ kiểm định của áp kế píttông dùng để kiểm định huyết áp kế là: 02 năm

Phụ lục 1

Tên cơ quan (kiểm định)              BIÊN BẢN KIỂM ĐỊNH

—————                                      Số:………

 

Tên phương tiện đo: ………………………………………………………………………… Kiểu:……………………………………………..Số:………………………………    Cơ sở sản xuất:…………………………………..Năm sản xuất:………………………

Đặc trưng kỹ thuật:………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………… Nơi sử dụng: ……………………………………………………………………………. Phương pháp thực hiện: ……………………………………………………………….. Chuẩn được sử dụng: ………………………………………………………………….. Điều kiện môi trường: Nhiệt độ:…………………..Độ ẩm tương đối: …………….

Người thực hiện: ……………………………………………………………………… Ngày thực hiện: ……….…………………………………………………………………

KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH

  1. Kiểm tra bên ngoài:      Đạt yêu cầu:   ◻                    Không đạt yêu cầu:      ◻
  2. Kiểm tra kỹ thuật:        Đạt yêu cầu:   ◻                    Không đạt yêu cầu:      ◻
  3. Kiểm tra đo lường

3.1 Khối lượng các quả cân

TT Tên, mã số Áp suất danh định Khối lượng danh

định

Khối lượng thực tế Sai sô
  1. Kết quả cân bằng áp suất
 

TT

Áp suất danh định

(mmHg)

Số của các quả cân đặt trên áp kế píttông chuẩn Số của các quả cân đặt trên áp kế píttông cần kiểm

định

Quả cân số Số gam thêm Nhiệt độ Quả cân số Số gam thêm Nhiệt độ
1 50
2 100
3 150
4 200
5 250
6 300
7 300
8 250
9 200
10 150
11 100
12 50
  1. Kết quả tính diện tích hiệu dụng AOHAK.
TT Diện tích hiệu dụng (AOhak) Diện tích hiệu dụng trung bình

(AOHAK)

Độ lệch chuẩn của diện tích hiệu dụng Sai số cơ bản cho phép

About hoanghai

Check Also

DANH MỤC VĂN BẢN KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG VIỆT NAM (ĐLVN) 3

ĐLVN 93:2001 Máy đo vận tốc dòng chảy. Quy trình kiểm định tạm thời Số …