1. Thiết bị ánh sáng – Illumination equipment
Thiết bị đo ánh sáng được dùng nhiều trong các nhà xưởng, văn phòng… Tùy vào nơi bạn làm việc mà mức độ ánh sáng phải đạt là bao nhiêu từ đó ta phải lắp thêm đèn để đảm bảo đủ điều kiện làm việc và giúp mắt của bạn đỡ bị cận hơn.
Để hiệu chuẩn thiết bị ánh sáng – Illumination equipment
2. Bức xạ kế – Radiometer
Tia cực tím hay tia tử ngoại, tia UV (từ tiếng Anh Ultraviolet) là sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn ánh sáng nhìn thấy nhưng dài hơn tia X.
Phổ tia cực tím có thể chia ra thành tử ngoại gần (có bước sóng từ 380 đến 200 nm) và tử ngoại xạ hay tử ngoại chân không (có bước sóng từ 200 đến 10 nm).
Khi quan tâm đến ảnh hưởng của tia cực tím lên sức khỏe con người và môi trường, thì phổ của tia cực tím chia ra làm các phần: UVA (380-315 nm), hay gọi là sóng dài hay “ánh sáng đen”; UVB (315-280 nm) gọi là bước sóng trung bình; và UVC (ngắn hơn 280 nm) gọi là sóng ngắn hay có tính tiệt trùng.
Để hiệu chuẩn bức xạ kế – Radiometer
3. Máy đo độ bóng – Gloss Meter
Độ bóng là độ phản quang của bề mặt khi tiếp xúc với ánh sáng. Độ bóng được đo lường bằng cách dùng tia sáng chiếu vào bề mặt dưới một góc nghiêng so với góc thẳng 90o.
Nếu như bề mặt khi tiếp xúc với ánh sáng có độ phản quang 90o thì tỉ lệ phản quang đạt được là 100%. Số phần trăm càng thấp thì độ bóng càng ít.
Để hiệu chuẩn máy đo độ bóng – Gloss Meter
4. Máy đo tốc độ vòng quay – Tachometer
Để xác định số vòng quay của một vật nào đó trong một phút ta sử dụng máy đo tốc vòng quay. Tùy vào số vòng quay của thiết bị kiểm tra mà ta chọn phương pháp đo tiếp xúc hay đo không tiếp xúc.
Để hiệu chuẩn máy đo tốc độ vòng quay – Tachometer
5. Máy ly tâm – Centrifuge
Quá trình phân ly dựa vào trường lực ly tâm để phân riêng hỗn hợp hai pha rắn- lỏng hoặc lỏng-lỏng thành các cấu tử riêng biệt gọi là quá trình ly tâm. Máy để thực hiện quá trình đó gọi là máy ly tâm. Máy ly tâm được dùng nhiều trong y tế, bệnh viện.
Để hiệu chuẩn máy ly tâm – Centrifuge
6. Máy đo độ rung – Vibration Meter
Rung động có thể là rung động tuần hoàn, rung động ngẫu nhiên và rung động tắt dần.
Trong đó phổ biến nhất là rung động tuần hoàn. Rung động của máy có tính tuần hoàn, được xác định qua ba thông số cơ bản: chuyển vị, vận tốc, gia tốc.
Việc theo dõi và đo độ rung của máy giúp cho chúng ta nắm được tình hình hoạt động và sức khỏe của máy, nếu độ rung vượt quá mức cho phép tức là tình trạng vận hành của máy đang không được ổn nếu sau một thời gian dài không có sự theo dõi và can thiệp sẽ gây ra hỏng hóc nặng.
Để hiệu chuẩn máy đo độ rung – Vibration Meter
7. Vấn tốc gió – Air Speed/Velocity
Máy đo tốc độ gió là thiết bị chuyên nghiệp được sử dụng để cung cấp cho chúng ta những thông tin chính xác về tốc độ gió, áp suất gió và lưu lượng gió. Ngoài ra thiết bị còn có thể cung cấp thêm nhiệt độ và độ ẩm tùy vảo thiết kế của nhà sản xuất. Máy đo vận tốc gió được sử dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Để hiệu chuẩn vấn tốc gió – Air Speed/Velocity
8. Đo lưu lượng không khí – Air/Mass Flow Meter
Thiết bị đo lưu lượng khí nén giúp nhà máy kiểm soát được công suất máy nén khí sử dụng thực tế, kiểm soát được vấn đề rò gỉ khí nén, kiểm soát được lượng khí sử dụng tại từng thời điểm, từng ca, từng ngày làm việc.
Để hiệu chuẩn đo lưu lượng không khí – Air/Mass Flow Meter
Các thiết bị khác vui lòng liên hệ để được tư vấn tốt nhất.