Quy Trình Hiệu Chuẩn Máy Đo Khí Gas
hoanghai
2018-11-15
News
356 Views
QUY TRÌNH HIỆU CHUẨN MÁY ĐO KHÍ GAS
GAS ANALYZER CALIBRATION
THIẾT BỊ
ĐO NỒNG ĐỘ KHÍ
Mục Lục
Mục 1
Giới thiệu và mô tả
-
Quy trình này mô tả sự hiệu chuẩn của thiết bị đo khí CO, CH4, H2S, O2
-
Quy trình này chỉ bao gồm những phép kiểm tra cần thiết. Bất kỳ những trục trặc nào được nhận biết trong quá trình hiệu chuẩn, phải được kiểm tra và sửa chữa một cách cụ thể
Bảng 1. Mô tả chi tiết: thiết bị cần hiệu chuẩn ( TI )
Đặc tính TI
|
Thông số kỹ thuật
|
Phương pháp kiểm tra
|
Máy dò khí
|
H2S
Thang đo: 0 đến 100ppm
Sai số: ± 10%
CO
Thang đo: (0 ÷ 7) %
Sai số: ± 5%
CH4
Thang đo: 0 đến 100%LEL
Sai số: ± 5%
O2
Thang đo: 0 đến 25%
Sai số: ± 2.5%
|
Chỉ thị TI được so sánh với giá trị trong hỗn hợp khí chuẩn
|
Mục 2
Chuẩn sử dụng
Tên chuẩn
|
Đặc tính kỹ thuật nhỏ nhất
|
Hỗn hợp khí chuẩn
Phương tiện đo nhiệt độ và độ ẩm
môi trường
Van nối, ống dẫn khí,
đầu chuyển đổi.
Dung dịch kiểm tra
rò khí đường ống.
|
H2S
Thang đo: 0 đến 100ppm
ĐKĐBĐ: ± 2%
CO
Thang đo: (0 ÷ 7) %
ĐKĐBĐ: ± 2%
CH4
Thang đo: 0 đến 100%LEL
ĐKĐBĐ: ± 2%
O2
Thang đo: 0 đến 25%
ĐKĐBĐ: ± 2%
Nhiệt độ: 0 đến 50 oC
Giá trị độ chia: ± 1 oC
Độ ẩm không khí: 25 đến 95 %RH
Giá trị độ chia: ± 1 %RH
Được chế tạo bằng vật liệu thép không gỉ, đồng hoặc nhựa Teflon để không làm ảnh hưởng đến khí chuẩn và thành phần khí thuộc đối tượng cần đo.
|
Mục 3
Nguyên lý vận hành
3.1 Đảm bảo rằng các bình khí được ổn định ở môi trường hiệu chuẩn trong 6 giờ.
3.2 Đảm bảo rằng các TI được sạch sẽ và không bị lỗi. Có thể kiểm tra Pin và đèn Flash, nếu hưng hỏng thì thay thế khi cần thiết. Đặt TI trong môi trường ổn định tối thiểu 4 giờ.
3.3 Điều kiện môi trường ổn định: nhiệt độ (20 ± 5) oC, độ ẩm không khí (60 ± 10) %RH.
3.4 Kiểm tra các kết nối từ TI đến bình khí chuẩn đảm bảo sự kín, khít, không rò rỉ, lưu lượng khí đầu vào phù hợp với yêu cầu quy định của nhà sản xuất TI.
Mục 4
Quy Trình Hiệu Chuẩn
4.1 Kiểm tra bên ngoài
Phải kiểm tra bên ngoài theo các yêu cầu sau đây:
Kiểm tra bằng mắt để xác định sự phù hợp của TI, với các yêu cầu quy định trong tài liệu kỹ thuật về hình dáng, kích thước, hiển thị, nguồn điện sử dụng, nhãn hiệu và phụ kiện kèm theo.
4.2 Kiểm tra kỹ thuật
Phải kiểm tra kỹ thuật theo các yêu cầu sau đây:
kiểm tra cơ cấu chỉnh, trạng thái hoạt động bình thường của TI theo tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất.
4.3 Tiến hành hiệu chuẩn
Phương tiện đo nồng độ khí H2S, CO, CH4, O2 được hiệu chuẩn theo trình tự nội dung, phương pháp và yêu cầu sau đây:
4.3.1 Phương pháp hiệu chuẩn TI là so sánh kết quả đo trực tiếp giá trị nồng độ của các khí chuẩn H2S, CO, CH4, O2 bằng TI nồng độ khí cần hiệu chuẩn và giá trị nồng độ được chứng nhận của các khí chuẩn đó
4.3.2 Kiểm tra sai số
-
Sai số của TI nồng độ khí phải được xác định riêng lẽ đối với các thành phần của khí chuẩn có nồng độ trong bảng 1.
-
Tại mỗi điểm hiệu chuẩn, đo tối thiểu 03 lần liên tiếp bằng TI. Ghi kết quả đo vào tài liệu.
-
Sai số của phép đo được tính theo công thức sau:
4.3.3 Kiểm tra độ lặp lại
-
Với mỗi thành phần khí chuẩn nêu trong bảng 1, chọn một giá trị nồng độ khí chuẩn để tiến hành kiểm tra độ lặp lại của ở thang đo tương ứng.
-
Dùng TI đo tối thiểu 10 lần liên tiếp xác định nồng độ khí chuẩn đã chọn.
-
Độ lặp lại được tính theo độ lệch chuẩn s theo công thức sau.:
-
Độ lệch chuẩn s không được lớn hơn 1/3 sai số cho phép của TI nồng độ khí.
4.3.4 Kiểm tra độ ổn định theo thời gian (Độ trôi).
-
Chọn khí chuẩn như mục 4.3.3.
-
Dùng TI nồng độ khí đo tối thiểu 03 lần giá trị nồng độ khí chuẩn đã chọn, mỗi lần cách nhau 02 giờ.
-
Sai lệch giữa các kết quả đo so với phép đo đầu tiên không được lớn hơn sai số cho phép của TI nồng độ khí.
2018-11-15